Tính đến ngày 20/5/2025, Quỹ BVPTR tỉnh Hà Giang đã hoàn thành việc chi trả tiền Dịch vụ môi trường đến 45.872 chủ rừng gồm 20 chủ rừng là tổ chức, 219 chủ rừng là nhóm hộ và cộng đồng dân cư, 45.633 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và 193 xã, phường với diện tích rừng có cung ứng DVMTR là 465.033,86 /470.166,9 ha, chiếm 98,9% diện tích rừng toàn tỉnh cho các cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất nước sạch, sản xuất công nghiệp với số tiền 124,3 tỷ đồng, mức chi trả bình quân 198.000 đồng/ha/năm. Để đảm bảo hoàn thành công tác xác định diện tích, đối tượng, số tiền chi trả đến từng chủ rừng theo đúng quy định tại Điều 69, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Ban lãnh đạo Quỹ đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các phòng, đơn vị tư vấn phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cấp huyện, các chủ rừng để đảm bảo đúng kế hoạch đã đề ra làm cơ sở cho việc hoàn thành kế hoạch giải ngân tiền DVMTR năm 2025 (kế hoạch năm 2024). Vì vậy, việc thanh toán tiền DVMTR đã đáp ứng đúng quy định về mốc thời gian tại Điều 71, Nghị định 156/2018/NĐ-CP (hoàn thành trước ngày 01/6 hàng năm), đảm bảo chi trả đến các chủ rừng kịp thời, khắc phục được những tồn tại trong công tác thanh toán tiền DVMTR của những năm trước.
Chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã mang lại những tác động tích cực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, từ đó huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến. Việc thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa bàn dân cư, nhất là các khu vực nông thôn miền núi, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Tác giả bài viết: Đức Bình
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn